Những điều cần biết khi thực hiện nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp giúp phát hiện tổn thương, bệnh lý hiệu quả nhất. Đây là cách giúp bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Không ít người thắc mắc những điều cần biết khi thực hiện soi dạ dày. Cùng tham khảo bài viết để biết được thông tin hữu ích nhất.

1. NỘI SOI DẠ DÀY LÀ GÌ?

Là phương pháp sử dụng ống soi nhỏ mềm gắn camera đưa vào thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng để bác sĩ quan sát những bất thường. Phương pháp có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng đặc biệt giúp bác sĩ thực hiện thủ thuật để lấy dị vật hoặc cắt polyp, cầm máu, điều trị giãn tĩnh mạch thực quản,...

Đây là phương pháp được ứng dụng phổ biến để phát hiện các loại bệnh lý, tầm soát ung thư dạ hiệu quả. Nội soi được đánh giá là phương pháp an toàn hiện nay tại dạ dày nói riêng và đường tiêu hóa nói chung.

2. ĐỐI TƯỢNG NÊN VÀ KHÔNG NÊN NỘI SOI DẠ DÀY

Nội soi giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Những không phải đối tượng nào cũng cần thực hiện nội soi dạ dày. Vậy những đối tượng nào nên và không nên thực hiện.

Đối tượng nên nội soi dạ dày

Nếu bạn thuộc nhóm các đối tượng sau cần đến sở y tế, bệnh viện để thực hiện nội soi ngay:

  • Những người có các biểu hiện, triệu chứng bất thường trong cơ thể như: Buồn nôn, nôn, ợ hơi, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đi ngoài ra máu,...

Trào ngược dạ dày - thực quản, nguyên nhân, triệu chứng, điều trịBuồn nôn, nôn, ợ hơi, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đi ngoài ra máu,... có thể là triệu chứng của bệnh dạ dày

  • Người có tiền sử mắc các bệnh như viêm dạ dày mãn tính hoặc viêm dạ dày trung bình, mức độ nhẹ. Những đối tượng này cần thực hiện nội soi định kỳ 1 năm 2 lần đối với viêm dạ dày mãn tính. Còn với viêm dạ dày nhẹ thì nên nội soi 3 năm/lần.
  • Người có thói quen thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia,...
  • Có người thân trong gia đình mắc các bệnh về dạ dày đặc biệt là mắc ung thư dạ dày cần phải thực hiện nội soi càng sớm càng tốt.
  • Những người có nhu cầu tầm soát ung thư dạ dày - thực quản sớm có thể nội soi để phát hiện và tầm soát ung thư hiệu quả.

Đối tượng không nên nội soi dạ dày

Nội soi là phương pháp không chống chỉ định tuyệt đối cho bất cứ đối tượng nào. Dựa vào những bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải mà bác sĩ chỉ định không áp dụng phương pháp này cho người bệnh. Một số người thuộc các trường hợp như: người bị suy tim, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, người suy hô hấp, người mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc người mới ăn no,... bác sĩ không thực hiện nội soi.

3. TRƯỚC KHI NỘI SOI DẠ DÀY CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Để quá trình thực hiện nội soi đạt được hiệu quả cao, bạn không được bỏ qua những lưu ý dưới đây: 

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Khoảng 1 tuần trước khi nội soi, bạn nên sử dụng các món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa. Trước 2 ngày nội soi cần uống nhiều nước để tránh việc dạ dày bị mất nước. Trước 1 ngày bạn cần nạp thực phẩm dễ tiêu dạng cháo, súp,... Đặc biệt lưu ý, cần nhịn ăn uống ít nhất 6 giờ trước khi nội soi.
  • Có người thân đi cùng
  • Đối với trường hợp người bệnh sử dụng dịch vụ nội soi không đau có gây mê thì cần có người thân đi cùng để đảm bảo an toàn trong quá trình đi về. 
  • Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang dùng và bệnh lý nếu có để thuận tiện trong quá trình nội soi.

4. THỰC HIỆN NỘI SOI DẠ DÀY NHƯ THẾ NÀO? 

Nội soi dạ dày được tiến hành qua đường miệng hoặc đường mũi. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng được bác sĩ chỉ định trong từng trường hợp.

  • Nội soi dạ dày qua miệng: Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến và là phương pháp truyền thống với ưu điểm dễ thực hiện, độ chính xác cao và giá thành rẻ. Bên cạnh đó đây là phương pháp dễ gây buồn nôn và khó chịu vì ống nội soi kích thích, chạm vào lưỡi gà, đáy lưỡi của bệnh nhân.


Nội soi ống mềm qua đường miệng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay

  • Nội soi dạ dày qua đường mũi: Ống nội soi được đưa từ mũi vào thực quản rồi xuống dạ dày, hành tá tràng với ưu điểm dễ thực hiện, đường kính ống nội soi nhỏ không chạm vào lưỡi gà và hầu họng nên ít buồn nôn, hạn chế khó chịu cho người bệnh. Phương pháp này lại không thực hiện cho các bệnh nhân mắc bệnh lý vùng mũi, khe mũi hẹp và chi phí cao hơn qua đường miệng. Ngoài ra phương pháp này ko can thiệp lấy dị vật, cắt polyp,... trực tiếp mà phải chuyển qua đường miệng.

Để loại bỏ cảm giác sợ hãi, buồn nôn, đau rát khi nội soi bạn có thể lựa chọn phương pháp nội soi gây mê. Nội soi tiêu hóa trên gây mê giúp bác sĩ thực hiện thủ thuật can thiệp dễ dàng và an toàn. 

5. LƯU Ý SAU NỘI SOI DẠ DÀY 

Sau khi thực hiện nội soi dạ dày, người bệnh gặp phải một số triệu chứng như chướng bụng nhẹ, đau rát họng, khó nuốt nước bọt, đau bụng,... Những vấn đề này giảm dần sau đó nên bạn không cần quá lo lắng. 

Nội soi đại tràng xong nên ăn gì và nên kiêng những gì? - Nhà thuốc FPT  Long ChâuCó thể ăn nhẹ sau nội soi dạ dày bằng cháo, sữa, bánh mềm...

Sau khi nội soi xong, người bệnh nên sử dụng thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu hóa và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Bên cạnh đó tránh khạc nhổ, sử dụng các thực phẩm chua có lượng acid cao, bánh kẹo, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,... dễ tổn thương hệ tiêu hóa.

Qua bài viết, hy vọng cung cấp thông tin về nội soi dạ dày và những điều cần biết cho khách hàng. Mọi thắc mắc hay cần được tư vấn chi tiết về nội soi hoặc các bệnh lý gặp phải, quý khách có thể nhấc máy liên hệ với Đa khoa Quốc tế Việt - Nga qua HOTLINE 0931 333 526 hoặc đến trực tiếp phòng khám tại Nhà C2, Làng quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy được hỗ trợ nhanh chóng.

Bài trước Bài sau
1900 3130 Đặt lịch